Kì vọng quá cao của bố mẹ là ác mộng của trẻ

Kì vọng quá cao của bố mẹ là ác mộng của trẻ

        Từ khi con chưa sinh ra thì bố mẹ đã bắt đầu kì vọng. Mong sao con mình xinh đẹp, thông minh đáng yêu. Đến khi con sinh ra rồi, khi chưa biết đi thì mong nó có thể chạy, chưa biết nói thì mong nó sẽ nói trôi chảy tiếng anh. Khi con còn học mẫu giáo thì mong nó vào tiểu học, trung học, đại học tốt nhất…

        Thật ra, có bố mẹ nào mà không kì vọng vào con mình? Có đứa trẻ nào là không muốn mình thật giỏi? Nhưng sự kì vọng quá mức chỉ khiến con bạn trở thành vật hi sinh cho ” con quỷ” trong tâm lý của bố mẹ mà thôi. Chính sự kì vọng quá cao mà trẻ mới xuất hiện các vấn đề tâm lí như nói dối, chán học, sợ hãi, tự ti. Để tránh đặt kì vọng quá cao, phụ huynh cần chú ý các đặc điểm sau:

 1. Tiêu chuẩn của bạn không phải tiêu chuẩn thực sự 

Có thể bạn sẽ nói, hồi tôi bằng từng tuổi đó đã làm được như thế này thế kia rồi. Đúng vậy, có lẽ hồi chúng ta còn nhỏ không đi học thêm, không có mạng internet nhưng thành tích học vẫn tốt. Nhưng bạn quên rằng thời đại đã thay đổi, bạn không thể dùng bạn của thời xưa để yêu cầu lũ trẻ thời nay. Yêu cầu như vậy đã không công bằng. Đối tượng cuối cùng của giáo dục là bản thân bọn trẻ, nếu bạn cảm thấy đó là yêu cầu thực tế, trẻ cần phải gánh vác thì có nghĩa là yêu cầu của bạn đã quá mức rồi.

  2. Con bạn không phải ” con nhà người ta”

Rất nhiều bậc phụ huynh thích so sánh với con mình với những đứa trẻ khác, ví dụ ” con nhìn bạn Hoa đấy, vừa học giỏi lại vừa biết cách nói chuyện. Con thì sao? Lúc nào cũng chỉ gây gổ với người khác, bài về nhà không làm.” Nếu bạn luôn lấy ưu điểm của ” con nhà người ta” để so sánh với nhược điểm của con mình, điều đó không chỉ làm tổn thương tới tích cực của trẻ mà còn tạo tâm lí tự ti cho trẻ.

    3. Kì vọng một cách hợp lí 

Có thể kì vọng của bố mẹ là hợp lí nhưng vì cách xử lí cảm xúc không tốt nên mới khiến con xuất hiện tâm lí tiêu cực. Khi con không đạt được yêu cầu, bạn phải rõ nguyên nhân rồi giúp trẻ sửa chữa. Nếu trẻ đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thất bại thì lúc đó chúng cần sự cổ vũ chứ không phải sự giận giữ trách mắng của bạn.

Đừng vì những kì vọng quá lớn của bản thân mình gây áp lực lên những đứa trẻ của bạn. Hãy tạo cho bé một môi trường trưởng thành với đầy đủ tình yêu thương của gia đình, nhà trường và xã hội.